+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 20

Chủ đề: Cùng đón Tết nào mọi người ơi !

Hybrid View

  1. #1
    Tiếng Vọng
    Jade's Avatar
    Trạng thái :   Jade đã thoát
    Tham gia : Aug 2010
    Bài gửi : 251
    Tên Thánh:
    Dominic
    Tên thật:
    N-T-P
    Đến từ: Sài Gòn
    Sở thích: lang bang...
    Nghề nghiệp: lông bông...
    Cảm ơn
    478
    Được cảm ơn 1,531 lần
    trong 266 bài viết
    Trích Nguyên văn bởi Muối Xem bài viết
    Tác giả Phan Kế Bính trong cuốn Phong tục Việt Nam (nxb Khai Trí, Sài Gòn 1973, trang 24-25) có viết: “Đối với người Việt Nam, chết chưa phải là chết hẳn, thể xác tuy chết nhưng linh hồn vẫn còn lui tới với gia đình. Sự tin tưởng vong hồn của ông bà cha mẹ ngự trên bàn thờ có ảnh hưởng nhiều đến hành động của người sống ... Người ta sợ mang tội bất hiếu nếu làm cho vong hồn cha mẹ phải tủi hổ qua hành động của mình”.
    Nhân đây cũng nói đôi lời với Muối về việc trích dẫn một nguồn tài liệu nào đó cho các ý kiến trao đổi nhé.

    Trong bài viết được Muối dẫn ra, đặc biệt là đoạn văn được mình trích dẫn lại phía trên có điều lưu ý sau đây :

    1- Tác giả bài viết có cách trích dẫn tài liệu chưa chính xác. Đầu tiên là tựa sách của cụ Phan Kế Bính phải là "Việt Nam Phong Tục", không phải "Phong Tục Việt Nam". Đây là loạt bài đăng trên Đông Dương Tạp Chí từ số 24 đến số 49 (1913-1914) và được in thành sách lần đầu vào năm 1915.

    2- Bản sách của nhà sách Khai Trí năm 1973 là bản sách dưới đây :

    Tuy nhiên mình không có bản sách đó trong tay nên sử dụng bản sách năm 1972 của Phong Trào Văn Hóa do Thư Hương phát hành cuối năm 1972, là hình phía dưới

    Tra cứu lại toàn văn quyển "Việt Nam Phong Tục" của cụ Phan Kế Bính thì đoạn văn trong bài viết của bạn đăng tải không có trong quyển này. Sự khác biệt giữa 2 bản in là hoàn toàn không có vì trước đây rất lâu mình đã có sự so sánh khi có trong tay bản năm 1973 của một bà chị đã cũ nát và mất bìa với bản năm 1972 có trong tay.

    3- Tác giả đã có sự nhầm lẫn trong việc tra cứu tài liệu, đoạn văn đó là của cụ Toan Ánh, với tựa sách là "Phong Tục Việt Nam". Nếu có cơ hội, xin tra trong quyển này sẽ rõ "Phong Tục Việt Nam" nxb Khai Trí, Sài Gòn 1969.


    Điều này thấy rằng câu nói của Mạnh Tử hơn 2000 năm cũng không cũ : Tận tín thư bất như vô thư.

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:



  2. 6 thành viên đã cảm ơn Jade vì bài viết này:

    Honesty (24-02-2013),JB. Sĩ Trọng (24-02-2013),Lan Anh (25-02-2013),Mai Tín (24-02-2013),Muối (24-02-2013),Saigonese (22-04-2014)

  3. #2
    Banned
    Trạng thái :   Muối đã thoát
    Tham gia : Nov 2012
    Bài gửi : 34
    Tên Thánh:
    Joshep
    Tên thật:
    Muối
    Đến từ: Việt Nam
    Sở thích: Read
    Nghề nghiệp: Business
    Cảm ơn
    19
    Được cảm ơn 134 lần
    trong 36 bài viết
    Muối nghĩ sự cố trên là một nhầm lẫn vô tình của tác giả bài viết trên. Có lẽ tác giả đã ghi nhầm là Phan Kế Bính thay vì Toan Ánh. Ngoài sự nhầm lẫn trên thì các chi tiết trích dẫn không có vấn đề gì nghiêm trọng.

    Vậy theo Jade thì thế nào là một bàn thờ chuẩn theo đúng với đạo lý của một gia đình Công Giáo. Dĩ nhiên là mỗi gia đình có một hoàn cảnh khác nhau nhưng nói cho cùng tối thiểu một bàn thờ trong một gia đình Công Giáo nên được trang bày thế nào cho hợp đạo đức, hợp tình hợp lý?

    Mời các bạn cùng nhau trao đổi để học hỏi.

  4. Thành viên đã cảm ơn Muối vì bài viết này:

    Jade (24-02-2013)

  5. #3
    Tiếng Vọng
    Jade's Avatar
    Trạng thái :   Jade đã thoát
    Tham gia : Aug 2010
    Bài gửi : 251
    Tên Thánh:
    Dominic
    Tên thật:
    N-T-P
    Đến từ: Sài Gòn
    Sở thích: lang bang...
    Nghề nghiệp: lông bông...
    Cảm ơn
    478
    Được cảm ơn 1,531 lần
    trong 266 bài viết
    Trích Nguyên văn bởi Muối Xem bài viết
    Vậy theo Jade thì thế nào là một bàn thờ chuẩn theo đúng với đạo lý của một gia đình Công Giáo. Dĩ nhiên là mỗi gia đình có một hoàn cảnh khác nhau nhưng nói cho cùng tối thiểu một bàn thờ trong một gia đình Công Giáo nên được trang bày thế nào cho hợp đạo đức, hợp tình hợp lý?
    Theo mình thì chuẩn của người Công Giáo Việt Nam thì cần 2 cái chính yếu là : hương và lửa. Trong đó hương là bát nhang, lửa là đôi chân đèn; đây cũng là thành phần cơ bản của bàn thờ thuần Việt. Ngoài ra vì là nền văn minh lúa nước nên bàn thờ người Việt cần có 1 chén nước cúng thì người Công Giáo sẽ thay bằng bình Nước Thánh. Nước Thánh sẽ được dùng để làm Dấu Thánh Giá khi bắt đầu kinh nguyện, bởi vì bàn thờ Chúa và bàn thờ tổ tiên của người Công Giáo Việt Nam thường được đặt trong cùng 1 tầm mắt có thể nhìn thấy được. Vậy là cộng thêm một bình hoa nữa là đủ.

    Riêng ở bàn thờ nhà mình thì hơi cầu kỳ một chút cũng là có lý do của riêng nó. Ngày trước ông nội mình còn sống có nói là tổ tiên truyền đời thế nào thì con cháu cứ như vậy mà làm theo, chỉ duy những gì là mê tín hay trái đức tin thì không làm như đốt vàng mã. Ngoài bát hương, bộ lư và hai chân đèn là do mình mua sau này thì tất cả những thứ còn lại từ từng chiếc đĩa, tách nước cho đến bình hoa đều là kỷ vật của gia đình.

    Mình có đứa em trai ruột năm nay 9 tuổi thì số lần gặp mặt nó trong năm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Những đứa em họ trong đại gia đình thì không còn ở VN nữa, nay vừa sang Mỹ. Khi sắp đặt mọi thứ trên bàn thờ tổ tiên như vậy trong ngày Tết có ngụ ý giáo dục chúng nó biết uống nước nhớ nguồn. Vì dù ở nơi đâu thì tâm tình ngày Tết của người Việt cũng không thay đổi. Mình lường trước điều đó nên từ Tết năm 2007 đến nay mình cố gắng duy trì việc gói bánh chưng, dù rằng từ thời ông nội mình thì không có làm, nên chẳng có ai dạy cho mà gói, phải tự học từ internet và kinh nghiệm ăn bánh, mỗi năm rút ra thêm một chút kinh nghiệm cho đến nay được coi là hoàn chỉnh. Thật vậy, năm nay tụi nó xa Việt Nam rồi mới thấy nhớ Tết, từ đứa nhỏ 8 tuổi đến các cô các chú đều muốn xem lại hình ảnh gói bánh, vậy là phải quay lại chút hình ảnh rồi chia sẻ cho nhau trên facebook.

    Bạn nhìn bàn thờ thấy nhiều thứ vậy đó nhưng với nhà mình thì còn thiếu đi vài thứ đã mất đi trong quá khứ mà đến giờ mình chưa có điều kiện mua được. Đó là 1 đài tam sơn, 1 đài nước, 1 cặp hạc và 1 cặp lục bình Vạn Ninh. Mua sơ sài thì dễ, cầu kỳ mới khó tìm. Nhưng thôi đó cũng là chút mục tiêu để cố gắng mà phấn đấu. Có thể là phí phạm trong mắt nhiều người, nhưng nếu ta làm không có dư dả thì lấy gì mà ta mua sắm. Vậy là mục tiêu ta phải dư dả trong năm mới Quý Tỵ này hjhj

    Lan Anh's Avatar

    Lan Anh

     05:50, 25th Feb 2013 #2048 

    Cố gắng mà phấn đấu trong năm Quý Tỵ này nha tiểu đệ!




  6. 6 thành viên đã cảm ơn Jade vì bài viết này:

    Honesty (25-02-2013),Lan Anh (25-02-2013),Mai Tín (25-02-2013),Muối (27-02-2013),Saigonese (22-04-2014)

  7. #4
    Banned
    Trạng thái :   Muối đã thoát
    Tham gia : Nov 2012
    Bài gửi : 34
    Tên Thánh:
    Joshep
    Tên thật:
    Muối
    Đến từ: Việt Nam
    Sở thích: Read
    Nghề nghiệp: Business
    Cảm ơn
    19
    Được cảm ơn 134 lần
    trong 36 bài viết
    Qua phần trình bày của Jade, phải chăng ý của Jade là trong một gđ CG có thể có vài cái bàn thờ: bàn thờ Chúa, bàn thờ Tổ Tiên, bàn thờ Phật... mỗi cái một góc tường tuỳ theo tầm quan trọng của mỗi đạo giáo? Nếu đúng như vậy thì làm thế nào để phân biệt tầm quan trọng của mỗi đạo giáo? Muối đã đi dự nhiều lễ như cưới, hỏi, tang ... tại tư gia nhiều gia đình khắp các miền đất nước VN Muối thấy hầu hết các gđ CG VN chỉ có duy nhất một cái bàn thờ trên đó có thánh giá Chúa Ngự trên cao nhất, thấp hơn là tượng các thánh, thấp hơn nữa là hình ảnh tổ tiên. Muối chưa bao giờ thấy có gia đình nào có hai/ba cái bàn thờ mỗi nơi thờ một Đấng. Nếu trong nhà có hai ba người khác đạo giáo sống chung với nhau thì theo Jade giải quyết cách nào cho êm đẹp nhất?

  8. Thành viên đã cảm ơn Muối vì bài viết này:

    Jade (27-02-2013)

  9. #5
    Tiếng Vọng
    Jade's Avatar
    Trạng thái :   Jade đã thoát
    Tham gia : Aug 2010
    Bài gửi : 251
    Tên Thánh:
    Dominic
    Tên thật:
    N-T-P
    Đến từ: Sài Gòn
    Sở thích: lang bang...
    Nghề nghiệp: lông bông...
    Cảm ơn
    478
    Được cảm ơn 1,531 lần
    trong 266 bài viết
    Trích Nguyên văn bởi Muối Xem bài viết
    Qua phần trình bày của Jade, phải chăng ý của Jade là trong một gđ CG có thể có vài cái bàn thờ: bàn thờ Chúa, bàn thờ Tổ Tiên, bàn thờ Phật... mỗi cái một góc tường tuỳ theo tầm quan trọng của mỗi đạo giáo? Nếu đúng như vậy thì làm thế nào để phân biệt tầm quan trọng của mỗi đạo giáo?
    Muối đừng suy diễn ý của người viết theo hướng khác như vậy.
    Và cũng như Muối nói là "dự nhiều" và "thấy hầu hết" thì không phải là tất cả.
    Tuy nhiên cơ hội của Muối được tham dự nhiều chắc phải có nhiều lợi điểm. Chẳng hay khi Muối thấy ở những nơi đó theo cách bố trí mà Muối nói thì có 2 bát nhang hay 1 bát nhang. Thánh Giá thường treo trên cao rồi thì không nói, giữa ảnh tượng Thánh và di ảnh tổ tiên có sự phân cấp hay đồng hàng ?

    Nếu đã phân cấp thì đã có sự tách biệt, vậy thì không có lý do gì mà không thể xoay hai hướng khác nhau giữa hai bàn thờ cả, vì đã có sự tách biệt mà không phải là thống nhất.

    Muối đòi buộc phía trên bàn thờ tổ tiên phải có Thánh Giá thì mình chưa thấy bản văn nào từ phía Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có quy định như vậy. Nếu không quy định thì được tự do trong việc bài trí không gian.

    Còn việc gia đình có hai hay ba đạo giáo thì thật ra không khó giải quyết với người Việt Nam, chỉ e câu hỏi này của Muối là cắc cớ đưa tình hình thêm hóc búa. Nhưng không sao, qua câu hỏi này mới thấy người Việt Nam luôn "dĩ hòa vi quý" ngay trong cả vấn đề đạo giáo.

    Phía trên mình có nói là trong văn hóa Việt Nam thì vấn đề tôn ti rất quan trọng. Cũng vậy, một gia đình thì sẽ có trưởng có thứ. Theo đó thì đạo giáo của người trưởng sẽ được thể hiện trong gian thờ chính của ngôi nhà, đạo giáo riêng của mỗi người sẽ được thể hiện trong không gian riêng của cá nhân.

    Mình có người bạn thân thì ba bạn ấy là trưởng nam đích tôn, phòng thờ chính có bàn thờ Chúa. Và bạn ấy có bà cô họ là Phật tử thì bà cô lại có bàn thờ Phật trong phòng riêng.

    Có một điều nữa là không có việc hai ba tôn giáo cùng được thờ trong cùng một gian phòng, nên không cần phải phân biệt cao thấp. Người Công Giáo không để ý thôi nhưng lấy Phật giáo hay tín ngưỡng dân gian làm ví dụ thì họ rất kị việc thờ nhiều đạo giáo chung đụng với nhau. Theo họ thì như vậy gia đạo lộn xộn, nhà cửa bất an. Vì có quan niệm là làm như vậy thì dương khí sẽ suy kiệt, âm khí tích tụ. Cho nên ngay cả bát hương truyền thống sẽ không có chân mà phải là đáy bằng, người xưa quan niệm hương là hướng lên trên, dưới đáy bát hương có khoảng hở thì tàn hương tích tụ và theo sau đó là âm khí tụ vào đấy.

    Muối cũng đọc nhiều đấy nhưng hình như vẫn đọc cách vội vàng. Trong bài viết mà Muối trích dẫn thì MUối in đậm, in to và cả tô màu rực rỡ câu : "nhiều nhà thường làm là đặt bàn thờ tổ tiên ngay ở dưới bàn thờ Chúa" mà hình như lại đọc chẳng kỹ. Câu đó viết rõ "nhiều nhà thường làm" chứ không phải "tất cả làm" hay "tất cả buộc phải là". Nên ngay trong câu đó cũng thấy rõ là có những nhà làm không cùng hướng hay làm hai vị trí khác nhau chứ không phải đều làm "ngay ở dưới".

    Ở đây Jade viện dẫn ngay bài viết mà Muối dùng trích dẫn để thấy tính tôn ti và ý nghĩa của cái lạy mà mình nói là : nhân - thần không thờ chung một trật.

    Trong mục thứ 2 của bài viết đó nói thế này :
    - Ý nghĩa việc lạy : "Một trong những cái chướng tai gai mắt mà người ngoại quốc lấy làm khó chịu khi người Kitô hữu Việt Nam bái thờ Thiên Chúa rồi lại quỳ lạy ông bà tổ tiên, không chỉ một lạy mà tới ba lạy bốn lạy, và hoá ra ông bà còn cao hơn Thiên Chúa ? Thực ra, việc bái lạy ngoài nghĩa tôn thờ còn có nghĩa là hạ mình đón nhận sự chỉ bảo của người trên đối với người dưới."

    - Tính tôn ti : "Dù có lập bàn thờ, có bài vị, có nhang khói đèn nến, nhưng tuyệt nhiên không một người trên nào mà lại đi lạy người dưới. Vợ chết sớm thì chồng lập bàn thờ cho các con bái lạy, còn bản thân chồng chỉ vái nhang. Con chết sớm thì cha mẹ cũng lập bàn thờ với bát cơm quả trứng cùng hương khói nghi ngút, nhưng không bao giờ cha mẹ lại đi lạy con cái. Chỉ có con cháu mới buộc phải bái lạy ông bà cha mẹ, vì đây là chuyện thứ bậc trong gia đạo......Ngày xưa khi còn sống, cha mẹ ngồi ghế ngồi phản để dạy dỗ con cái, còn phận con cái là phải ngồi dưới đất để nghe răn dạy, và nếu có gì lầm lỗi phải nằm bò ra để van xin, để cha mẹ đánh phạt. Nếu không như vậy thì gia đình sẽ loạn và đất nước sẽ tan hoang."

    An Vi's Avatar

    An Vi

     10:41, 28th Feb 2013 #2056 

    Rất thuyết phục!




  10. 6 thành viên đã cảm ơn Jade vì bài viết này:

    An Vi (28-02-2013),Honesty (01-03-2013),Lan Anh (28-02-2013),Mai Tín (28-02-2013),Saigonese (22-04-2014)

+ Trả Lời Ðề Tài

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình