-
Banned
Trạng thái :  
Tham gia : Nov 2012
Bài gửi : 34
- Tên Thánh: Joshep
- Tên thật: Muối
- Đến từ: Việt Nam
- Sở thích: Read
- Nghề nghiệp: Business
- Cảm ơn
- 19
- Được cảm ơn 134 lần
trong 36 bài viết
Từ bàn thờ tổ tiên đến bàn thờ Chúa.
Khi đón nhận Tin Mừng Chúa Kitô, người Thượng vùng cao nguyên gọi đây là một sự chuyển đổi từ Cây Nêu đến Cây Thập Giá; còn người Kinh chúng ta xem đó là sự chuyển đổi từ bàn thờ tổ tiên đến bàn thờ Chúa. Tác giả Phan Kế Bính trong cuốn Phong tục Việt Nam (nxb Khai Trí, Sài Gòn 1973, trang 24-25) có viết: “Đối với người Việt Nam, chết chưa phải là chết hẳn, thể xác tuy chết nhưng linh hồn vẫn còn lui tới với gia đình. Sự tin tưởng vong hồn của ông bà cha mẹ ngự trên bàn thờ có ảnh hưởng nhiều đến hành động của người sống ... Người ta sợ mang tội bất hiếu nếu làm cho vong hồn cha mẹ phải tủi hổ qua hành động của mình”. Điều này rất gần gũi với tín điều các thánh cùng thông công của đạo Công Giáo. Chết không phải là hết nhưng là bắt đầu một cuộc sống mới, và giữa người sống với người chết vẫn có sự hiệp thông nào đó, vẫn chia sẻ cho nhau những phúc lộc thiện hảo, nhu lời kinh tiền tụng trong thánh lễ an táng đã nói rõ : “Đối với các tín hữu Chúa, sự sống thay đổi chứ không mất đi, và khi nơi nương náu ở trần gian bị huỷ diệt tiêu tan, thì lại được một chỗ cư ngụ vĩnh viễn trên trời”. Vì thế giữa bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Chúa trong gia đình Công Giáo không có gì là trái nghịch mà còn liên kết với nhau, như nhiều nhà thường làm là đặt bàn thờ tổ tiên ngay ở dưới bàn thờ Chúa. Nhớ đến ông bà cha mẹ thì phải hướng lòng về Chúa, vì chỉ có Chúa mới có thể trả công bội hậu thay cho chúng ta. Chúng ta mong mỏi cho ông bà cha mẹ sống lâu ở đời để ở nhà với con cháu, nhưng sự sống trần gian này có hạn, nó cần được biến đổi để trở thành sự sống vĩnh cửu trong Nhà Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể thoả mãn được những ước nguyện lớn nhất của con người: chết là trở về với tổ tiên; song chỉ có thể gặp lại tổ tiên trong Thiên Chúa, vì ngoài Thiên Chúa không có gì tồn tại đời đời. Chúng ta kính trọng vâng lời ông bà cha mẹ nhưng các ngài cũng không phải là những bậc thần thánh, vẫn có những khuyết điểm mà chỉ có Thiên Chúa mới tảy rửa nên trong trắng để tháp nhập cõi Nước Trời. Bởi đó theo cách nhìn của người Công Giáo Việt Nam : Nhà Tổ trở thành Nhà Chúa, vì Nhà Chúa chính là Nhà Tổ của tất cả mọi người.
Tác giả Toan Ánh đã nhận xét thật chí lí : “Những người theo Thiên Chúa giáo tuy không lập bàn thờ tổ tiên, nhưng không phải là không thờ phụng tổ tiên. Những ngày giỗ chạp họ vẫn làm cỗ và cầu nguyện cho người đã khuất, và việc không có bàn thờ tổ tiên chỉ là việc chuyển đổi bàn thờ tổ tiên đến bàn thờ Chúa, như vậy nghĩa là vẫn có sự thờ phụng tổ tiên qua bàn thờ Chúa” (Nếp cũ, quyển I, HCM 1992 trang 24). Rất tiếc đã có sự hiểu lầm của một số các nhà truyền giáo ngoại quốc không đồng tình với cách thờ cúng tổ tiên của người Việt nên đã có chuyện bàn thờ tổ tiên một thời gian dài biến mất khỏi các gia đình Công Giáo. Dù vậy, người Kitô hữu Việt Nam vẫn không thể đánh mất ngọn nguồn của mình mà chỉ khơi cho nó một dòng chảy mới. Đó là quy hướng tất cả về Thiên Chúa là nguồn mạch mọi tình phụ tử trên trời cũng như ở trần gian. Đối với người Á Đông, mất gì thì mất nhưng không thể mất mồ mả tổ tiên. Vì thế những giáo thuyết chủ trương luân hồi, không phù hợp với việc gìn giữ mồ mả tổ tiên. Nếu cuộc sống con người luân chuyển hết kiếp này sang kiếp khác thì rõ ràng một người có thể có nhiều thân xác và thân xác hiện có chỉ là tạm bợ, mất hay còn không quan trọng. Hồn có được giác ngộ thì cũng chẳng mang theo những thân xác đầy khuyết điểm ấy vào cõi Niết Bàn làm gì. Đang khi đó người Công Giáo tin rằng mỗi người chỉ có một thân xác và một linh hồn. Chết là thân xác trở về với tro bụi nhưng sẽ đợi ngày sống lại sau hết để kết hợp với hồn trong hạnh phúc vĩnh cửu của Thiên Chúa. Dù có mất hài cốt thì chúng ta cũng sẽ chỉ sống lại trong thân xác của chính mình, chứ chẳng vay mượn của ai. Tuy nhiên, việc gìn giữ tro cốt của những người đã khuất thật là phù hợp với tín điều: “Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau”; và nhắc nhớ chúng ta sống niềm hy vọng đó cho mình và cho mọi người. “Lá rụng về cội”. Cây mọc lên từ đất, trổ lá đâm bông rồi hoa tàn lá úa và rụng xuống gốc cây trở thành màu mỡ cho cây trổ sinh những bông lá mới. “Sinh bệnh lão tử”. Đời người là như thế ! Phải chấp nhận cái chết để có thể trổ sinh ra những sự sống mới là con cháu dòng tộc. Tuy nhiên, người Kitô hữu không chỉ tìm thấy sự sống của mình qua con đàn cháu đống mà còn tìm thấy sự sống đích thực của mình khi cùng chết với Đức Kitô và cùng sống lại với Người. Đó là ý nghĩa việc chúng ta dâng lễ cầu hồn để những người đã khuất được tháp nhập vào lễ dâng của Chúa Kitô để ở mãi trong Nhà Chúa.
https://www.simonhoadalat.com/giaoduc...uc/HieuDao.htm
Không biết giải thích trên đây có hợp lí không Jade và Mai Tín nhỉ?
-
Thành viên đã cảm ơn Muối vì bài viết này:
Quyền viết bài
- Bạn không thể gửi chủ đề mới
- Bạn không thể gửi trả lời
- Bạn không thể gửi file đính kèm
- Bạn không thể sửa bài viết của mình
Forum Rules