Tiếng Vọng
Trạng thái :  
Tham gia : Aug 2010
Bài gửi : 251
Tên Thánh: Dominic
Tên thật: N-T-P
Đến từ: Sài Gòn
Sở thích: lang bang...
Nghề nghiệp: lông bông...
Cảm ơn 478
Được cảm ơn 1,531 lần
trong 266 bài viết
Hôm nay thì đã hết Tết rồi, nhưng xin đăng tiếp tục cho hoàn thành bài viết.
Đậu xanh sau khi được ngâm và vo thật kỹ sẽ được đem hấp chín và quết nhuyễn. Trong khi quết đậu sẽ được cho vào đó các loại gia vị và chia thành các phần nhỏ tương đối bằng nhau nhằm cho khi gói bánh thì không bị thiếu đậu xanh. Ở đây mình chia mỗi cái bánh là 2 viên đậu, mỗi viên khoảng 100 grams.
Ngày xưa do nếp không được chà dãi kỹ nên phải ngâm nếp cho khỏi bị sượng. Bây giờ căn cứ vào thực tế thời tiết miền Nam nóng hơn miền Bắc nên nếp mình không ngâm qua một đêm nữa. Nhưng là sẽ vo, đĩa thật kỹ và gói bánh luôn. Thật ra thì thời gian vo và đãi này không cũng đã mất khoảng hơn 1 giờ đồng hồ cho mỗi 20kg nếp.
Phần nếp này có màu hơi xanh vì gia đình vẫn thích khi cắt bánh ra nếp có màu xanh ngọc nên khi nếp được gút cho ráo xong sẽ được trộn chung với hỗn hợp màu xanh. Hỗn hợp đó bao gồm lá dứa và lá rau ngót xay nhuyễn lọc lấy nước cốt. Sở dĩ dùng 2 loại lá vì dùng nguyên lá dứa không sợ sẽ bị mùi thơm của lá dứa quá nhiều khiến bánh chưng có hương vị bánh tét của miền nam. Còn dùng lá rau ngót không thì lại sợ có mùi hắc nên dùng cả 2 loại lá. Khi xay lấy nước cốt 2 loại lá này đồng thời sẽ xay lấy thêm nước cốt gừng. Hỗn hợp này khi trộn vào nếp sẽ trộn cùng muối để nếp vừa ăn, vậy là đã có thể gói bánh được rồi đấy.

Ở nhà vì muốn mọi việc làm được nhanh hơn nên đã sử dụng một cái khuôn nhỏ hình vuông để ép riêng nhân bánh trước khi gói. Rải một lớp đậu trước, tương ứng là 1 viên đậu đã vo tròn từ trước, rồi đến một lớp thịt, cuối cùng là viên đậu còn lại. Sau cùng là dùng tại ép hơi mạnh chút là dính lại với nhau sau đó gỡ khuôn, kết quả là ra một bánh nhân vuông vức. Người gói sẽ cầm một bánh này bỏ vào gói nhanh hơn phải rải đậu, xếp thịt rồi lại rải đậu.