Tiếng Vọng
Trạng thái :  
Tham gia : Aug 2010
Bài gửi : 251
Tên Thánh: Dominic
Tên thật: N-T-P
Đến từ: Sài Gòn
Sở thích: lang bang...
Nghề nghiệp: lông bông...
Cảm ơn 478
Được cảm ơn 1,531 lần
trong 266 bài viết
Đỉnh trầm được đặt ở giữa thẳng hàng với bát hương thành 1 trục nơi chính giữa bàn thờ. Chiếc đỉnh thường được chạm trổ những hoa văn như tứ linh là những linh vật theo tín ngưỡng dân gian mang lấy sự cao trọng. Đỉnh trầm tượng trưng cho tinh hoa của vũ trụ. Do vậy nguyên trâm hương đã mang lấy những ý nghĩa xua trừ đi sự uế tạp và là tinh hoa của đất trời vì không phải cây dó bầu nào cũng có thể tạo ra trầm hương. Qua bao gió táp mưa sa trầm hương mới thành. Đó có thể là một vết thương trên cây dó và cây phải tạo ra chất nhựa mà chiến đầu cùng những vết thương đó và lâu ngày tụ nên trầm. Sự kỳ công của thiên nhiên mà người ta đem dâng kính tổ tiên là một sự thanh cao và kính thành.

Bình hoa và đĩa trái cây sắp như trong hình được gọi là luật : đông hoa tây quả hay đông bình tây quả. Trong tín ngưỡng âm dương thì phiá trái bàn thờ là dương, là tượng trưng cho phương đông; phía phải là âm, tượng trưng cho phương tây. Khí chuyển từ dương sang âm cho nên phải sắp hoa ở nơi dương tức là bên đông, để rồi thành tựu là quả ở nơi âm tức là bên tây. Sự đối xứng hài hòa này cũng là sự lưu chuyển âm dương trong trời đất, hàm ý từ sinh đến tử rồi từ tử đến sinh, dòng chảy cứ thế lưu truyền mãi. Vậy là cái ý nghĩa con cháu đời đời lưu truyền nằm ngay trong cách sắp đặt cặp âm dương đối xứng này.
Đến khi văn hóa Phật giáo du nhập thì người ta lại giải thích rằng bình hoa rỗng tức là "lục căn thanh tịnh". Tự sự thanh tịnh này dẫn đến tâm không (bình rỗng) và kết quả nảy sinh hoa thơm. Có hoa thơm sẽ có thành tựu là quả ngọt, đi từ đông sang tây là hướng về thành tựu viên mãn. Sự khác nhau giữa tín ngưỡng dân gian Việt Nam và tín ngưỡng Phật giáo đó là Phật giáo kết thúc với những thành tự là "cứu cánh Niết bàn". Tín ngưỡng dân gian mang ý nghĩa phồn thực nên âm dương thì phải có sinh hóa.