+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 13

Chủ đề: Kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã

Hybrid View

  1. #1
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    Vật dụng mang theo

    Danh mục các vật dụng dưới đây chỉ để gợi ý cho các bạn chọn lựa mà thôi, chúng ta không thể nào đủ sức để cõng theo tất cả được (trừ khi các bạn thám hiểm bằng cơ giới). Khi chọn lựa, các bạn phải tùy theo nhu cầu, mục đích, nhiệm vụ, địa thế, khí hậu... mà chọn những vật dụng thích hợp và cần thiết để mang theo. Có một số vật dụng hơi khó tìm kiếm trên thị trường, thường chỉ để trang bị cho những người có công tác đặc biệt.

    NHỮNG VẬT DỤNG CẦN THIẾT


    - Ba lô

    - Sổ sách, giấy viết, nhật ký hành trình...
    - Bản đồ, và địa bàn
    - Thiết bị định vị toàn cầu GPS
    - Đồng hồ
    - Ống dòm
    - Máy chụp hình & phim
    - Máy thu thanh (radio)
    - Điện thoại di động (nếu vùng có phủ sóng)
    - Đèn pin & pin & bóng đèn dự phòng
    - Đèn bão, đèn cầy
    - Dao săn (hoặc dao rừng, dao mưu sinh...)
    - Dao bỏ túi (đa chức năng)
    - Rìu, rựa, cuốc, xẻng, cưa...
    - Dây đủ cỡ
    - Thuốc thoa chống muỗi
    - Nhang đuổi muỗi
    - Bình lọc nước loại nhỏ (mini filter)
    - Tài liệu, sách hướng dẫn (cẩm nang)

    Y PHỤC

    Tùy theo thời tiết, khí hậu, thời gian hoạt động... để mang theo quần áo sinh hoạt và dự phòng.

    - Áo quần sinh hoạt & nón nhẹ
    - Áo quần chống lạnh & nón lông
    - Áo mưa hay poncho
    - Áo quần ngủ
    - Áo quần lót
    - Áo quần tắm
    - Áo khoác
    - Giầy vớ
    - Dép guốc
    - Găng tay

    ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN


    - Khăn tay, khăn tắm

    - Kem & bàn chải đánh răng
    - Xà phòng giặt & bàn chải giặt
    - Xà phòng tắm
    - Dao cạo
    - Gương, lược
    - Kiếng mát
    - Giấy vệ sinh
    - Hộp may vá (đựng kim, chỉ, nút, kéo, lưỡi lam...)

    DỤNG CỤ NẤU NƯỚNG & ĂN UỐNG


    - Nồi, soong, chảo, ấm nấu nước...

    - Dao, thớt
    - Đồ khui hộp
    - Tô, chén, dĩa, ly, gà mên...
    - Vá, muỗng đũa...
    - Bình đựng nước & ca uống nước & bao bình đựng nước
    - Gàu, xô xách nước, can đựng nước
    - Rổ, rá...
    - Quẹt gaz ( hay diêm không thấm nước)
    - Lò dầu hay bếp gaz nhỏ (mini) & dầu hay gaz dự phòng

    THỰC PHẨM


    - Gạo, nếp, bắp, đậu, bột...

    - Gia vị (muối, tiêu, đường, bột ngọt, hành, tỏi, dầu ăn...)
    - Thức uống (trà, cà phê, bột trái cây...)
    - Thức ăn tươi (thịt, cá, trứng, rau, quả...)
    - Thức ăn khô (tôm khô, cá khô, mì, lạp xưởng...)
    - Thức ăn đóng hộp

    DỤNG CỤ CẮM TRẠI – NGHỈ NGƠI


    - Lều, bạt, poncho...

    - Cọc, dây, gậy, dùi cui...
    - Tấm lót
    - Võng
    - Túi ngủ, nệm hơi
    - Mùng, mền, mùng trùm đầu

    DỤNG CỤ CẦU CỨU

    - Máy truyền tin

    - Hỏa pháo
    - Trái khói
    - Kính phản chiếu
    - Pa-nô, vải màu, cờ...
    - Còi báo hiệu
    - Đèn hiệu

    DỤNG CỤ LEO NÚI

    - Nón bảo hộ (helmet)

    - Búa bám đá (rock hammer)
    - Bao giắt búa (hammer holster)
    - Nêm cắm, nêm đóng (pitons)
    - Nêm chèn, nêm giắt (chocks & nuts)
    - Khoen bầu dục biners (carabiners / snaplink)
    - Giầy leo núi (Kletterschuhe/mountaineering shoes)
    - Đai (swami belt)
    - Dây (rope)

    TÚI MƯU SINH

    - Aspirin, vitamins
    - Quẹt gaz hay diêm không thấm nước
    - Băng dán cá nhân
    - Dao nhíp, luỡi lam
    - Đèn pin nhỏ (mini)
    - Kính phản chiếu hay miếng kim loại bóng
    - Dây cước, dây dù, lưỡi câu đủ cỡ
    - Cưa dây
    - Thuốc viên lọc nước
    - Súp viên – muối tiêu hay muối xả ớt
    - Còi cấp cứu
    - Địa bàn nhỏ (mini)

    TÚI CỨU THƯƠNG


    - 1 chai Betadi (polyvidone iodee)

    - 1 chai oxy già
    - 1 chai thuốc đỏ
    - 1 chai cồn
    - 1 chai dầu gió
    - 1 chai Amoniaque
    - Bột Sulfamid hay bột Penicilline
    - Kéo, kẹp, kềm...
    - Ống tiêm & kim tiêm
    - Thuốc chống sốt, giảm đau (Panadol, Cetamol, Aspirin...)
    - Thuốc đau bụng, tiêu chảy (Ganidan, Parregorique...)
    - Thuốc chống sốt rét (Chloroquine, Fansidar...)
    - Thuốc kháng sinh (Ampicilline, Tetracyline...)
    - Túi chữa rắn cắn (Snake bite Kit)
    - Ruợu hội, viên hội (chữa rắn cắn)
    - Băng vải, băng thun, băng tam giác...
    - Băng keo, băng dán cá nhân
    - Bông gòn thấm nước – gạc (gaze), compresse

    GHI NHỚ:

    TÚI CỨU THƯƠNG phải được giữ gìn cẩn thận, treo lên cao. Các loại thuốc phải được dán nhãn, ghi rõ tên thuốc, chủ trị, cách dùng... và phải bổ sung đầu đủ sau mỗi lần dùng.
    Riêng về TÚI MƯU SINH, các bạn không nên đem ra sử dụng thường (trừ trường hợp bất đắc dĩ), để khỏi bị hao hụt, thất thoát. Vì nếu không, đến khi các bạn thật cần thì lại không có hoặc không đủ.






    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:


  2. 3 thành viên đã cảm ơn tom vì bài viết này:

    Benedictus (06-06-2011),echcon1690 (05-06-2011),Phù Vân (06-06-2011)

  3. #2
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    THẤT LẠC CÓ NGƯỜI TÌM KIẾM

    Trước khi vào nơi hoang dã, bạn đã báo tin cho ai đó, nhưng đến ngày hẹn mà các bạn không về... Bạn rời khỏi nhóm, đi đâu đó rồi bị lạc... Bạn được giao đi làm nhiệm vụ ở một nơi xa lạ rồi mất tích... và những trường hợp tương tự như trên, thì người ta sẽ tổ chức những đội cứu hộ đi tìm kiếm các bạn. Nhưng còn bạn ? Bạn phải hành động như thế nào??

    Tất nhiên bạn... sẽ bị một cú “sốc” khi biết mình bị lạc. Nhưng bạn hãy bình tĩnh và thư dãn, vì mọi việc không đến nỗi tồi tệ như bạn tưởng đâu.

    Hãy cố gắng nhớ lại những kỹ thuật và kỹ năng về mưu sinh thoát hiểm mà các bạn đã học (hay đã đọc đâu đó) rồi đem ra áp dụng, những kết quả của các bài học nầy (cho dù rất nhỏ) sẽ giúp bạn tự tin hơn, tạo cho các bạn thêm nghị lực để phấn đấu, vượt qua mọi trở ngại để tồn tại.

    Trong khi chờ người đến cứu, các bạn hãy làm theo những lời khuyên sau đây:


    - Ở YÊN TẠI CHỖ, nếu các bạn không tìm được đường ra và chắc chắn mọi người sẽ phát hiện ra được sự mất tích của các bạn và sẽ tổ chức tìm kiếm. Điều nầy rất cần thiết cho các bạn, vì nó hạn chế sự tiêu hao sức lực, năng lượng ... trong khi các bạn đang thiếu thốn thực phẩm và có thể bị tổn thương.


    - TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG CHUNG QUANH, để có thể phát hiện nguồn nước, thực phẩm, chỗ trú ẩn, củi...

    - DỰNG LÊN MỘT CHỖ TRÚ ẨN tiện nghi thoải mái, sẽ làm cho các bạn an tâm, thư dãn, bớt căng thẳng, lo sợ...

    - TẠO RA CÁC DẤU DỄ NHẬN THẤY để cho những người đi tìm kiếm các bạn (hoặc phi cơ bay ngang qua) dễ dàng nhận ra nơi ở của các bạn như: Đốt lửa (ở nơi trống trải), căng những tấm vải màu, quần áo, nón mũ... lên cao hoặc nơi dễ thấy.

    - GÂY RA NHỮNG TIẾNG ĐỘNG LỚN như: thổi còi, gõ vào những thân cây rỗng, đốt tre để nguyên cây (sẽ gây ra những tiếng nổ lớn), bắn súng (nếu có)

    - GIỮ LỬA CHÁY LUÔN LUÔN nếu nguồn củi hay nhiên liệu cho phép, để làm tín hiệu, xua đuổi thú dữ, thu dãn tinh thần ... (nhưng phải đề phòng cháy rừng)

    - KIÊN NHẪN VÀ THẬN TRỌNG. Đừng nóng nảy vội vàng cố sức tìm đường thoát ra, vì có thể làm cho các bạn lạc càng ngày càng xa hơn, gây thêm khó khăn cho những người đi tìm kiếm các bạn.

    - HÃY AN TÂM vì cơ thể của các bạn có thể chịu đựng sự thiếu nước trong 3 ngày và thiếu thực phẩm trong 3 tuần. Điều các bạn cần phải làm là ở yên tại chỗ, người ta sẽ tìm thấy các bạn.

    THẤT LẠC MỘT NHÓM


    Nếu là một nhóm đã có tổ chức sẵn thì không nói làm gì, còn nếu không thì phải chọn một nguời lanh lợi, tháo vát... để bầu làm “Toán trưởng”, và các thành viên trong nhóm phải tuyệt đối tuân phục người nầy. Nhiệm vụ của Toán Trưởng là:


    - Phân công cụ thể cho từng người một, tận dụng mọi khả năng, kỹ năng, sở trường của họ.

    - Không để một thành viên nào trong nhóm suy sụp tinh thần, gây hoang mang cho cả nhóm (Toán Trưởng dù có bị dao động cũng không để lộ ra ngoài)

    - Toán Trưởng có thể tham khảo ý kiến của tất cả mọi thành viên, nhưng chính mình phải tự quyết định.

    - Giải quyết linh động và hợp lý những vấn đề thường xuất hiện trong toán như : mệt nhọc, đói khát, bệnh tật... và những va chạm, cãi cọ, gây chia rẽ ...

    - Tạo nên một bầu không khí lạc quan, phấn chấn, một tinh thần đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. An ủi động viên những người bị suy sụp tinh thần . Đó là sức mạnh và sinh lực giúp nhóm tồn tại để thoát ra khỏi nơi nguy hiểm.

    ĐỀ PHÒNG THẤT LẠC


    Để đề phòng không bị thất lạc ở trong rừng sâu, nơi hoang dã, các bạn nên làm theo những lời khuyên sau đây :


    TRƯỚC KHI VÀO RỪNG HAY NƠI HOANG DÃ:


    - Thông báo cho người thân (hay giới chức có thẩm quyền) biết các bạn sẽ đi đâu? Làm gì? Lộ trình dự kiến?... và khi nào thì các bạn về?
    - Rèn luyện thể lực, nhất là đôi chân của các bạn, để có thể vượt qua những chặng đường dài 20 – 30 km một ngày.

    - Tập thành thói quen mang theo trong người những vật dụng cần thiết như: dao xếp (đa năng), bật lửa, địa bàn... nhất là những người thường xuyên đi rừng.

    - Không nên rời “TÚI MƯU SINH” khi đi rừng.

    - Học tập và rèn luyện khả năng sử dụng tối đa mọi trang bị, thông thạo về các kỹ năng mưu sinh thoát hiểm, biết các phương pháp sử dụng bản đồ và địa bàn, có kiến thức về thiên nhiên, có thể phân biệt và lý giải được các dấu vết, tiếng động, mùi vị, đặc tính của các vật thể và sự việc chung quanh.

    - Biết cách xử lý các trường hợp sơ cứu khẩn cấp và chữa trị bệnh tật.

    KHI VÀO RỪNG


    Có bản đồ :

    - Cứ mỗi 20 – 30 phút, kiểm tra lại điểm đứng của các bạn trên bản đồ, so sánh xem có phù hợp với cảnh quang thực tế chung quanh hay không?

    - Theo dõi và so sánh hướng gió và hướng di chuyển của các bạn, nếu thấy gió bị lệch hướng so với lúc ban đầu, hãy kiểm tra lại hướng di chuyển.

    - Chọn một điểm chuẩn để đi tới, như vậy, cho dù các bạn có đi vòng vèo, cũng không bị lệch hướng (Xin xem phần DI CHUYỂN & VƯỢT CHƯỚNG NGẠI)

    - Ghi nhớ thời gian và tốc độ di chuyển của các bạn, để ước tính đoạn đường đã vượt qua.

    - Đánh dấu trên bản đồ những điểm đặc biệt dễ nhận thấy (nhưng không có in trên bản đồ) như : cây đại thụ, gộp đá, dị hình, gò mối, hang đá, túp lều thợ rừng, mạch nước...

    KHÔNG CÓ BẢN ĐỒ


    - Để lại dấu vết dễ nhận thấy làm tín hiệu trên đường đi của các bạn như : vạt một nhát dao vào thân cây, bẽ gãy những cành cây, cột túm những bụi cỏ cao, sắp xếp đá hay cành cây theo một quy ước, cột vải vụn lên các cây nhỏ... Những dấu hiệu nầy phải dễ dàng phân biệt được với những dấu vết do thú vật hay thiên nhiên tạo ra.


    - Phác thảo một sơ đồ, ghi chép những điểm đặc biệt của địa thế, những điểm chủân của địa hình, các cảnh quang đặc biệt, đánh dấu những lần đổi hướng.

    - Theo dõi và ghi nhớ hướng gió, hướng mặt trời, mặt trăng lặn mọc, quan sát các chòm sao....


    ÓC TƯỞNG TƯỢNG – SỰ ỨNG BIẾN


    Óc tưởng tượng và sự linh động ứng biến cũng có thể cải thiện được phần nào tình thế. Nó làm cho các bạn tăng thêm nhuệ khí và nâng đỡ tinh thần của các bạn.


    Hãy luôn luôn ghi nhớ : mục đích của chúng ta là sự sống còn, vậy hãy tự nâng đỡ minh bay bổng bằng những “giấc mơ đẹp”, bằng những “dự án lớn” cho tương lai. Chính những điều nầy sẽ tạo cho các bạn sức mạnh để vượt qua hoàn cảnh hiện tại.

    Giữ gìn sức khoẻ và sinh lực: Nếu lúc nầy mà đau ốm hay bị thương thích gì, thì vận may của các bạn trong việc mưu sinh thoát hiểm sẽ giảm đi rất nhiều.

    Đói khát, lạnh lẽo, hoang mang... làm giảm bớt sự hiệu quả của sức chịu đựng. Đó cũng là nguyên nhân làm cho các bạn hoa mắt, mệt mỏi, chán nản, bất cẩn, thấy những ảo ảnh, hành động như người mất trí... Tuy nhiên, khi thấy những hiện tượng như thế, các bạn hãy an tâm, đó chỉ là hậu quả của cơ thể quá mệt mỏi, không có gì nguy hiểm, chỉ cần bình tâm nghỉ ngơi là hết.

    Sự ứng biến còn bao gồm việc các bạn có thể ăn được cả côn trùng, động vật và những thức ăn hiếm hoi lạ lẫm khác mà các bạn có thể tìm thấy trong rừng.

    Khi cô độc trong rừng sâu, nếu các bạn không biết để cho đầu óc bay bổng, không biết ứng biến, thì rừng sâu sẽ nhấn chìm các bạn.

  4. 2 thành viên đã cảm ơn tom vì bài viết này:

    Benedictus (06-06-2011),Phù Vân (06-06-2011)

  5. #3
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    Tai nạn

    Ngày nay, việc di chuyển từ nơi nầy sang nơi khác, từ đất nước nầy sang đất nước khác, không còn là một chuyện quá xa vời nữa. Biên giới quốc gia hình như chỉ còn tồn tại trên bản đồ, trái đất như thu nhỏ lại dưới đôi cánh của những chiếc máy bay siêu thanh, những con tàu siêu tốc... Con người đi lại trên những phương tiện giao thông nhiều hơn, vì vậy mà tai nạn xảy ra nhiều hơn.

    Ngoài những tai nạn thảm khốc đáng tiếc, còn có những tai nạn mà đáng lý ra không thể dẫn đến cái chết, nếu như trong số nạn nhân còn sống sót, có một vài người biết một ít kỹ năng để sinh tồn nơi hoang dã, hoặc tìm cách làm cho những toán cứu hộ dễ dàng phát hiện ra họ sớm hơn.

    Chúng tôi không bao giờ mong cho các bạn phải bị lâm vào trong những tình cảnh như thế, nhưng nếu lỡ... thì ít ra cũng biết cách bảo vệ cho mình và những người đồng hành.

    Những tai nạn giao thông quốc tế hay liên lục địa đôi khi đặt chúng ta vào những tình thế vô cùng nan giải như: Rơi vào một vùng có thời tiết và khí hậu khác hẳn với môi trường quen thuộc mà chúng ta đang sống (như người Việt Nam mà bị rơi vào sa mạc hay một nơi đầy băng tuyết), hay rơi vào một hoang đảo không có bóng người... Trong những tình huống như thế, nếu các bạn biết được một số kỹ năng, kỹ thuật về mưu sinh, thì có thể vừa giúp mình vừa giúp những người đồng cảnh ngộ, hạn chế mọi rủi ro, để có thể tồn tại trong thời gian chờ người đến cứu.

    TAI NẠN MÁY BAY

    Ngày nay, máy bay là một phương tiện giao thông an toàn và phổ biến, tỉ lệ tai nạn rất nhỏ so với giao thông đường bộ. Tuy vậy, khi xảy ra tai nạn thì thường rất thảm khốc, số lượng người chết nhiều do sự va chạm mạnh hoặc do các toán cứu hộ không tìm ra địa điểm xảy ra tai nạn sớm. Những tai nạn máy bay lại thường xảy ra trên những vùng hoang vu hay giữa biển khơi, nên số nạn nhân bị tử vong sau tai nạn do đói khát, bệnh tật... cũng rất nhiều. Để hạn chế phần nào những thiệt hại trên, các bạn phải biết:


    AN TOÀN KHI ĐI MÁY BAY

    Khi đi máy bay, các bạn cần có một số hiểu biết cơ bản để được an toàn, thoải mái và dễ chịu.
    - Chọn chỗ ngồi phần nửa thân trước của máy bay, gần cửa ra vào hay cửa thoát hiểm (Emergency Exit)
    - Không nên ăn no và uống rượu khi đi máy bay
    - Nên uống nhiều nước trên đường bay
    - Nếu bay đường dài, nên cố gắng ngủ thật nhiều để điều chỉnh cơ năng sinh lý.
    - Nên mặc quần áo thoáng rộng.
    - Khi máy bay thay đổi độ cao, lỗ tai sẽ cảm thấy căng trương (ù tai) do thay đổi áp suất không khí, các bạn hít một hơi sâu rồi ngậm miệng, bịt mũi thở ra thật mạnh hoặc hắt hơi thì sẽ khỏi.
    - Nếu bị nghẹt mũi, viêm xoang, cảm sốt, nhức răng. .. thì không nên đi máy bay.


    ĐỀ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ TAI NẠN MÁY BAY


    Thông thường thì tai nạn máy bay xảy ra khi cất cánh và hạ cánh. Tuy nhiên cũng không ít máy bay gặp sự cố trên đường bay. Cho nên khi lên máy bay, các bạn đừng quá chủ quan mà bỏ qua những lời dặn dò của các tiếp viên hàng không. Nên lấy bản hướng dẫn cách ứng xử khi gặp các trường hợp khẩn cấp ở trong túi lưng ghế trước ra xem, để biết phải làm như thế nào? Các bạn cũng cần phải biết những điều sau:

    - Hiểu biết tính năng và cách sử dụng các thiết bị cứu sinh

    - Biết vị trí các cửa thoát hiểm (Emergency Exit) trên máy bay và cách mở ra

    - Ghi nhớ vị trí của các cửa ở gần chỗ mình ngồi nhất và cho dù trong màn khói dầy đặc, cũng có thể tìm thấy để mở ra
    - Khi có dấu hiệu của sự cố, nhân viên phục vụ sẽ cảnh báo. Tuyệt đối tuân theo lời hướng dẫn của họ, không được tự tiện làm theo ý mình, không được hoảng loạn, mất bình tĩnh... sẽ làm cho sự việc càng xấu thêm.

    - Khi được báo có thể xảy ra tai nạn, cần ngay lập tức cởi mắt kính, gỡ răng giả, lấy các vật cứng, nhọn ở trong túi ra để tránh tụ gây thương tích. Thắt đai an toàn và ngồi theo tư thế được hướng dẫn (khom người kẹp đầu giữa hai đầu gối, hai tay đan vào nhau và ôm lấy đầu).

    - Khi xảy ra tai nạn, trong khoang máy bay thường có khói dầy đặc. Các bạn nên dùng khăn (thấm nước càng tốt) che bịt mũi và miệng. Di chuyển bằng cách ngồi xổm hay khom người.

    - Nếu tai nạn xảy ra khi vừa cất cánh hay hạ cánh (có nghĩa là máy bay còn ở trên mặt đất) thì mới được mở cửa máy bay. Các loại máy bay chở hành khách thường có thang cứu sinh thổi khí tự phồng lên khi mở cửa máy bay, các bạn khoanh tay trước ngực nhảy vào thang, trượt xuống đất.

    - Nhanh chóng rời xa máy bay (đừng tiếc nuối hành lý) vì lúc nầy, máy bay có thể bị cháy, nổ bất cứ lúc nào.

    - Nếu xảy ra tai nạn trên đường bay (trong khi đang bay) thì khoan mở cửa mà hãy chú ý: Nhiều máy bay có trang bị dù và phao cứu sinh. Các bạn hãy lắng nghe thật kỹ những người phục vụ hướng dẫn cách sử dụng, nhanh chóng mang dù hoặc phao vào người, giúp những người khác đang lúng túng, mang cho đúng cách (lưu ý giúp đỡ trẻ em, phụ nữ và những người già). Khi mọi người mang xong thì mới mở cửa và rời khoang máy bay. Tuỳ theo loại dù, có loại với dù mồi cầm tay hay phải giựt để bung dù, hoặc có loại tự động bung dù khi vừa rơi vào khoảng không, tùy cách mà các tiếp viên hàng không đã hướng dẫn.

    Vì có thể các bạn là người chưa bao giờ học nhảy dù cho nên không biết cách điều khiển dù. Vì vậy, các bạn cần nắm rõ một số điều cơ bản để tiếp đất được an toàn. Còn để điều khiển dù bay theo ý muốn, các bạn cần theo một khoá huấn luyện cẩn thận. Khi dù chuẩn bị tiếp đất, các bạn phải:

    - Co chân lại, hai chân sát vào nhau, bàn chân bằng nhau.

    - Kéo dây đai dù chùng lại (như mình đang kéo xà đơn)

    - Khi bàn chân vừa chạm đất thì buông đai dù ra và đứng thẳng lên (nếu bị té thì nương theo đà té, lăn tròn rồi đứng dậy)
    - Nhanh chóng tháo dù ra khỏi người, đề phòng gió mạnh thổi kéo dù và lôi luôn bạn theo.

    - Nếu thấy mình sắp rơi vào tàn cây thì co chân lên, cúi đầu sát ngực, hai tay ôm đầu, dùng hai cánh tay che mặt đề phòng cành cây đâm vào mắt.

    - Nếu thấy mình sắp rơi xuống nước (ao hồ, sông, biển...) thì hãy thổi phao phồng lên (nếu là phao thổi) hay giựt chốt bình khí nén (nếu là phao khí nén)

    - Sau khi tiếp đất an toàn, các bạn hãy tìm cách liên lạc với những hành khách khác, tập trung lại chờ cứu viện. Lúc nầy là lúc bạn cần phát huy khả năng lãnh đạo và mưu sinh thoát hiểm của mình.


    RỜI PHI CƠ KHẨN CẤP


    Do một sự may mắn tình cờ nào đó mà bạn (và một số đồng hành) vẫn còn sống sót sau khi máy bay bụôc phải đáp khẩn cấp (hay bị rơi) xuống một vùng đất hoàn toàn xa lạ. Trước tiên, các bạn phải bình tình, thoát nhanh ra khỏi máy bay, đến một khoảng cách an toàn, đề phòng máy bay bị cháy nổ.

    Ở đây chúng tôi xin mở ngoặc: Khi rời máy bay, các bạn không nên chen lấn, hoảng loạn; vì như thế thì sẽ gây thêm thương vong mà vẫn không cải thiện được tình hình, có khi còn làm cho nó xấu hơn. Chúng ta nên tuân theo sự hướng dẫn của các tiếp viên hoặc nhân viên phi hành, cố gắng mang theo tất cả những người bị thương.

    Sau khi đã ổn định, và cảm thấy không còn nguy hiểm thì các bạn mới quay lại máy bay để lấy hành lý, thu lượm thực phẩm và những vật dụng cần thiết (phi cơ thường được trang bị rất đa dạng), tìm kiếm các TÚI CỨU THƯƠNG (First Aid Kit), TÚI MƯU SINH (Survival Kit), TÚI KHẨN CẤP (Emergency Kit), MÁY TRUYỀN TIN (Radio)...

    Dùng các phương pháp như đã hứơng dẫn trong phần THẤT LẠC để quan sát, nhận định tình hình, tìm đường và định hướng. Nếu thấy chúng ta đang ở gần một khu dân cư, thì tốt nhất là nên cử một vài người khoẻ mạnh, tháo v

    Nhưng nếu chung quanh ta là một vùng hoang vu vô tận thì sao? .. Các bạn hãy yên tâm, vì thông thường thì sau những tai nạn như thế nầy, chính quyền sở tại và các tổ chức khác sẽ phái những đội cứu hộ đi tìm kiếm. Vì vậy, các bạn và những người đồng hnàh không nên rời quá xa địa điểm xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), vì đây là một mục tiêu dễ nhận thấy bằng mắt thường từ phi cơ cứu hộ. Hơn nữa, những phần còn lại của máy bay (thân, cánh...) là một nơi trú ẩn tránh mưa nắng rất an toàn và tiện lợi (nhưng phải chắc chắn là không còn sự nguy hiểm cháy, nổ nào.)

    Trong trường hợp các bạn bị rơi xúông biển thì xin xem phần TRÔI DẠT TRÊN BIỂN

  6. 2 thành viên đã cảm ơn tom vì bài viết này:

    Benedictus (06-06-2011),Phù Vân (06-06-2011)

  7. #4
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    TỔ CHỨC SINH HOẠT

    Vì không biết bao lâu thì những người cứu hộ mới đến, nên các bạn phải chuẩn bị tinh thần để đối phó, vì có khi hàng tùân, thậm chí hàng tháng người ta mới có thể tìm ra các bạn, cho nên các bạn phải biết cách tổ chức để ổn định tạm thời cuộc sống.

    Nếu là một nhóm, thì cũng như trong phần THẤT LẠC, các bạn phải bầu chọn một Toán Trưởng để điều hành mọi sinh hoạt của nhóm, ngoài những sinh hoạt thường lệ như đã đề cập phần trước, các bạn còn có những công việc như: Chăm sóc người bị thương. Chôn cất người chết (nếu có). Tìm kiếm lương thực và nước uống... Và nhất là phải chuẩn bị những vật liệu để làm tín hiệu liên lạc với phi cơ cứu hộ như: các chất tạo khói, lửa, ánh sáng (cỏ khô, củi, đèn pin...), các vật phản chiếu ánh sáng mặt trời (gương soi, kim loại bóng...), các pa-nô, vải hay giấy màu thật nổi so với địa thế chung quanh, máy truyền tin, hoả pháo, khói màu...

    Liên lạc với phi cơ

    Để tìm kiếm những người mất tích, những phi cơ hay tàu thuyền gặp nạn... người ta thường sử dụng phi cơ, vì phi cơ có tầm họat động và quan sát rộng lớn, cơ động và nhanh chóng. Vì vậy, các bạn phải biết một số quy ước cũng như cách thức để bắt liên lạc với phi cơ như sau:

    Sử dụng máy vô tuyến

    Nếu các bạn có máy vô tuyến điện và có thể bắt được liên lạc với phi cơ thì rất tốt, nhưng các bạn phải biết cách "điều không" để chỉnh hướng bay, để kéo họ vào vùng. Chúng ta có 2 trường hợp:
    1- Không thấy phi cơ
    2- Thấy được phi cơ

    1- Không thấy phi cơ:
    Trường hợp phi cơ còn rất xa, chỉ có thể nghe được tiếng động cơ nhưng không thể thấy máy bay (hay thấy mà không rõ hình dáng), chúng ta phải cố gắng lắng nghe (hay nhìn) xem phi cơ đang ở hướng nào (Đông, Tây, Nam, Bắc...)trong không gian. Thí dụ nếu các bạn nghe tiếng máy bay ở hướng Đông Nam, thì các bạn liên lạc "Các anh đang ở hướng Đông Nam của tôi (xin nhấn mạnh chữ của tôi). Như thế người ta sẽ đổi hướng bay để bay về phía các bạn cho tới khi bạn:

    2- Thấy được phi cơ:
    Nếu đã nhìn thấy được hình dáng của phi cơ, thì các bạn có thể "điều không" chỉnh hướng một cách chính xác theo cách sau:
    Các bạn hãy tưởng tượng chiếc phi cơ như đang nằm trên một chiếc đồng hồ: Đầu của phi cơ là 12 giờ, đuôi là 6 giờ, cánh bên phải của phi cơ (hay hông bên phải nếu là phi cơ trực thăng không cánh) là 3 giờ, cánh bên trái của phi cơ là 9 giờ. Từ đó chúng ta suy ra khoảng cách của các giờ khác như 1 - 2 giờ, 4 - 5 giờ, 7 - 8 giờ...


  8. 3 thành viên đã cảm ơn tom vì bài viết này:

    Benedictus (06-06-2011),Hạt Mầm (06-06-2011),Phù Vân (06-06-2011)

  9. #5
    tom's Avatar
    Trạng thái :   tom đã thoát
    Tham gia : Jun 2010
    Bài gửi : 156
    Cảm ơn
    36
    Được cảm ơn 431 lần
    trong 91 bài viết
    Trôi dạt trên biển

    Vào tháng 10 năm 1951, bác sĩ Alain Bombard 27 tuổi (Hiện đang là đại biểu của Pháp tại nghị viện Châu Âu), một mình trên chiếc bè bằng cao su, không nước uống, không lương thực... Ông quyết tâm vượt đại dương trong vai một người “đắm tàu tự nguyện” để thí nghiệm xem giới hạn sức chịu đựng của con người khi cần phấn đấu để tồn tại thì lớn đến đâu. Chiếc bè của ông trôi lênh đênh theo chiều gió và bị đưa đẩy bởi các dòng hải lưu. Đói thì câu cá ăn, khát thì uống nước biển (?) hoặc nước ép từ thân cá. Thiếu Vitamin thì ăn rong tảo. Sau 65 ngày một mình vật lộn với sóng, gió, mưa, nắng, đói, khát, bệnh tật... và ghê gớm nhất là sự cô đơn, sợ hãi, cuối cùng, ông cập bờ vào một nơi thuộc quần đảo Antilles ở Trung Mỹ, tuy kiệt sức nhưng vẫn tỉnh táo.


    Kỳ công của Alain Bombard đã giải quyết mấy vấn đề quan trọng, nhằm giúp con người chẳng may lâm nạn trên biển có thể sống sót. Sự việc này đã giúp ông đưa ra những nhận định sau:

    - Người ta có thể đối phó với sóng lừng và bão tố chỉ với bè cao su.

    - Bác bỏ định kiến cho rằng con người không thể uống được nước biển (ông đã uống nước biển trong tuần đầu trong khi chờ mưa. Tuy nhiên vấn đề này còn phải xem lại, vì cho đến nay, các nhà khoa học vẫn khẳng định là nước biển không uống được)

    - Giải quyết cơn khát bằng nước ép từ thân cá (nó không mặn như chúng ta nghĩ) và (dĩ nhiên là) nước mưa.

    - Thực phẩm thì lấy từ cá, rong tảo và chim biển.

    - Quan trọng nhất là giải quyết được vấn đề tư tưởng. Phải giữ được lòng tin và tinh thần phấn đấu. Phần đông nạn nhân bị chết vì kinh hoàng, lo sợ dẫn đến điên loạn. Họ chết trước khi nguồn sinh học trong con người thật sự cạn kiệt. Họ cần phải tin tưởng rằng: Với ý chí và nghị lực, họ có thể làm nên những chuyện phi thường.

    TAI NẠN TRÊN BIỂN

    Trên hải trình của các bạn, dù là tàu lớn hay nhỏ, cũng có thể xảy ra những tai nạn bất ngờ như: hai tàu đâm vào nhau, chạm phải đá ngầm, va vào băng trôi (điển hình như vụ tàu Titanic), gặp gió bão, máy tàu hỏng hóc... Nếu lọt vào vùng có chiến sự thì có thể bị đánh đắm, trúng thủy lôi... Và hậu quả có thể dẫn đến tàu bị lật chìm.


    Khi xảy ra sự cố vì bất cứ lý do gì, thì:

    - Lập tức phát tín hiệu (bằng bất cứ phương tiện gì) cầu cứu khẩn cấp với mã điện quốc tế SOS.

    - Cố gắng làm chậm tốc độ chìm của tàu bằng cách đóng các cửa thông ra biển, các ống thông khí và thoát khí... Tận dụng hết công suất của các máy bơm nước. Để kéo dài thời gian chờ cứu viện.

    - Nếu là những tàu thuyền lớn, thời gian chìm khá chậm. Các bạn cần thông báo cho toàn thể hành khách mang phao cứu sinh chuẩn bị rời tàu. Hạ xuồng cứu sinh xuống. Ưu tiên cho trẻ em, phụ nữ và những người già yếu. Không nên hoảng loạn.

    - Nếu máy tàu chưa hư hỏng, hãy cố gắng chạy về phía đất liền hay hải đảo nào gần nhất, càng gần càng tốt.

    NHẢY XUỐNG NƯỚC


    Nếu là mùa lạnh (hay đang ở vùng biển lạnh), trước khi nhảy xuống nước, nên mặc nhiều quần áo (nếu có quần áo chống thấm nước càng tốt), đội mũ, mang bít tất và dĩ nhiên là phải mang phao cứu sinh.


    Khi nhảy xuống nước thì nhảy thẳng đứng, chân xuống trước, hai chân khép lại, mắt nhìn về phía trước, hai tay ôm choàng trước ngực, đè lên phao cứu sinh. Không nên nhảy cắm đầu xuống như trong hồ bơi. Bịt mũi lại đề phòng sặc nước.

    Nếu có thể được thì nên chọn hướng dưới gió để tránh gió thổi va đập vào tàu.

    Nếu là tàu lớn, sau khi xuống nước, cần rời xa ngay mạn tàu. Vì khi tàu chìm, sẽ tạo thành một luồng nước xoáy rất mạnh, hút theo tất cả những vật thể gần đó.

    Sau khi xuống nước, mọi người nên tụ tập lại gần nhau để có thể nương tựa nhau, giúp đỡ và động viên nhau... Và nhất là những toán cứu hộ sẽ dễ dàng nhìn thấy cũng như dễ dàng trong việc cứu giúp các bạn. Chia nhau các mảnh gỗ hay các vật thể trôi nổi bềnh bồng trên mặt nước để tăng cường lực nổi của mình.

    SỬ DỤNG PHAO CỨU SINH


    Khi gặp tai nạn trên biển, cần phải nhảy xuống nước để thoát thân thì cho dù bạn là một tay bơi lội cự phách, cũng cần phải mang phao cứu sinh để duy trì sức lực, kéo dài thời gian sinh tồn trên mặt nước.


    Phao cứu sinh có nhiều loại nhiều kiểu khác nhau: có loại thổi khí bằng miệng, có loại sử dụng hơi nén (chỉ cần giựt mạnh chốt bình khí nén là phao tự phồng lên), có loại làm bằng những vật liệu mà tự thân nó đã có một lực nổi nhất định.

    Khi gặp tình huống nguy hiểm, lập tức thông báo cho mọi người trên tàu biết để mang phao cứu sinh. Dành những loại phao có độ nổi cao cho trẻ em, phụ nữ và người già. Giúp họ mang phao, cột dây, gài nút, gài khóa, hướng dẫn sơ bộ... Những người biết bơi nên sử dụng loại phao hỗ trợ, tuy lực nổi thấp, nhưng tiện cho việc thao tác trong khi bơi lội.
    Nếu thiếu phao cứu sinh, những người biết bơi nên tự tìm hay chế tạo cho mình những chiếc phao cứu sinh bằng cách tìm những thùng rỗng, can rỗng, túi nylon, các vật liệu xốp, nhẹ, có độ nổi cao... dùng dây cột lại với nhau. Cũng có thể thổi nhiều túi nylon nhỏ, cho vào hai ống quần rồi cột túm lại. Khi sử dụng loại phao này, không được nhảy mạnh xuống nước vì lực va đập sẽ làm vỡ túi khí, phao sẽ mất tác dụng.

    (Xin tham khảo thêm phần “LÀM BÈ ĐƠN GIẢN)

    SỬ DỤNG XUỒNG & BÈ CỨU SINH

    Khi xảy ra tai nạn trên biển, xuồng hay bè cứu sinh là phương tiện tốt nhất để chúng ta thoát hiểm. Tuy nhiên, để cho an toàn và hiệu quả cao, các bạn cần biết một số điều sau:


    - Nếu xuồng cứu sinh được làm bằng gỗ hay sợi thủy tinh, khi sử dụng, phải thả từ từ xuống biển. Nếu thả bằng cần cẩu thì nên cho một ít trẻ em hay phụ nữ yếu sức ngồi vào rồi điều khiển cho xuồng xuống từ từ (những người này không thể nhảy thẳng xuống biển).

    - Nếu xuồng hay bè cứu sinh được làm bằng cao su thổi khí (thường là khí nén) thì có thể ném thẳng xuống biển. Nhưng trước khi ném, cần có một sợi dây dài buột bè với tàu đề phòng khi ném xuống nước, vì nhẹ nên dễ bị gió thổi trôi đi.
    - Thuyền trưởng hay các phụ tá, thủy thủ... nên chuẩn bị cho mỗi xuồng hay bè cứu sinh một số thức ăn, nước uống và dụng cụ mưu sinh như: vũ khí, đèn pin, hỏa pháo, kính phản chiếu, pano màu, dao, mái chèo, thuốc cấp cứu,... và một sợi dây dài cột sau xuồng hay bè cứu sinh, để nhỡ có người rơi xuống nước thì họ có thể bám vào đó để cho chúng ta kéo lên.

    - Sau khi hạ xuồng hay bè cứu sinh xuống nước, cần cử hai người khỏe mạnh, bơi lội giỏi, một người leo lên bè và một người bơi chung quanh bè để giúp đỡ những người khác leo lên.

    - Nếu số lượng người nhiều hơn tải trọng của xuồng hay bè cứu sinh những người bơi lội giỏi nên mang phao cứu sinh và bơi theo xuồng, nếu mệt thì bám nhẹ vào mạn xuồng.

    - Sau khi lên xuồng, tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của các thủy thủ, ở đâu thì ngồi yên đó, không được chen lấn, chạy tới chạy lui, chồm ra mạn xuồng...

    - Nếu trước đó, tàu đã kịp phát tín hiệu cầu cứu thì những toán cứu hộ sẽ đến và họ sẽ ưu tiên lùng sục khu vực bị tai nạn trước tiên, cho nên sau khi lên xuồng, các bạn không nên chèo xuồng đi quá xa mà nên thả chập chờn chung quanh khu vực tai nạn, trừ khi các bạn biết hướng vào đất liền hay hải đảo hoặc nhìn thấy các ánh đèn (nếu là ban đêm).

    - Cử người luân phiên tát nước trong xuồng cứu sinh ra ngoài.

    - Cắt cử người luôn luôn quan sát trên không cũng như trên biển, nếu thấy bóng dáng của máy bay hay tàu thuyền, lập tức phát tín hiệu cầu cứu. Nếu trời nắng tốt, thì gương phản chiếu hay một miếng kim khí đánh bóng là hiệu quả nhất (xem mục LIÊN LẠC VỚI PHI CƠ), nếu không có thì dùng khói, khói màu, vải màu sáng... thu hút sự chú ý của họ. Ban đêm có thể dùng lửa hay hỏa pháo phát sáng.

    - Điều quan trọng nhất là phải biết đoàn kết, động viên, an ủi và quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Có như thế thì các bạn mới có thể vượt qua mọi gian lao để cùng nhau sống sót.


  10. 2 thành viên đã cảm ơn tom vì bài viết này:

    Benedictus (06-06-2011),Phù Vân (06-06-2011)

+ Trả Lời Ðề Tài

Chủ đề tương tự

  1. Tiếng kêu trong hoang địa hay là cây sậy bị gió rung ?
    By JB. Sĩ Trọng in forum Tình Chúa trong con
    JB. Sĩ Trọng
    Trả lời: 4
    Bài mới gửi: 24-06-2014, 06:34 AM
  2. Kĩ năng quản trò
    By halleluyah in forum Kỹ năng sinh hoạt
    Trả lời: 5
    Bài mới gửi: 02-01-2012, 05:06 PM
  3. Trả lời: 2
    Bài mới gửi: 08-10-2011, 10:44 PM
  4. Bài 19: Kĩ năng lều trại
    By halleluyah in forum Phong trào TNTT
    Trả lời: 0
    Bài mới gửi: 13-11-2010, 11:35 PM

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình