+ Trả Lời Ðề Tài
Hiện kết quả từ 1 tới 10 của 11

Chủ đề: Thở : không phải ai cũng biết cách thở để gặp Chúa.

Hybrid View

  1. #1
    Tiếng Vọng
    Jade's Avatar
    Trạng thái :   Jade đã thoát
    Tham gia : Aug 2010
    Bài gửi : 251
    Tên Thánh:
    Dominic
    Tên thật:
    N-T-P
    Đến từ: Sài Gòn
    Sở thích: lang bang...
    Nghề nghiệp: lông bông...
    Cảm ơn
    478
    Được cảm ơn 1,531 lần
    trong 266 bài viết
    Tuy bước đầu khó khăn là vậy, nhưng với sự kiên trì tập theo cách thở này tôi bảo đảm là bạn sẽ bị “ghiền”. Cái ích lợi đầu tiên của nó dễ thấy nhất là mỗi khi hồi hộp, mệt mỏi mà thở theo cách này vài mươi hơi sẽ thấy khoan khoái và dễ chịu hơn. Bởi vì ai cũng biết hơi thở thì đi đôi với tâm trạng của con người. Chẳng khi nào thấy ai đó giận dữ với “nộ khí xung thiên” mà hơi thở điểm tĩnh, điều hoà bao giờ. Hay lúc ưu phiền, thất vọng, chán nản lại có hơi thở nhẹ nhàng, thoải mái mà là thở dài, thở đứt quãng. Thật hữu lý khi linh mục Thành Tâm viết trong bài “Trên Đường Emmau” thế này : “hai người lữ khách bước đi bên nhau. Mộng vàng tan mây, nhọc nhằn lê gót chân buồn đường dài” cho lời Kinh Thánh : “Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu” (Lc 24, 17). “Nhọc nhẳn lê gót” vì mộng vàng đã tan, thất vọng, chán nản nên mệt mỏi thôi, chẳng phải thở hắt, thở nặng nề đó sao ?

    Các bộ phận trong cơ thể chúng ta đều làm việc một cách độc lập : tim, gan, thận, bao tử… nhưng chỉ có hô hấp ở phổi thì vừa có tính độc lập, vừa điều khiển được bằng ý thức. Do đó tâm thức đang trong tình trạng nào thì sẽ ảnh hưởng đến hơi thở thế ấy và rồi sẽ lan truyền đến các cơ quan khác như thế. Ví dụ bạn chuẩn bị dự một cuộc phỏng vấn quan trọng, bạn thấy hồi hộp thì dứt khoát hơi thở sẽ mấp máy không đều, kế đến là tim đập nhanh hơn, mặt sẽ cảm thấy nóng lên, cơ thể bứt rứt, toát mồ hôi. Nhưng nếu kiểm soát được hơi thở thì các hiện tượng này sẽ chấm dứt, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn, sáng suốt hơn. Hay như khi con người có một ý nghĩ xấu, một ý đồ bất chính thì những hiện tượng trên là điều không thể tránh khỏi. Vì mối dây liên hệ mật thiết giữa hơi thở và tâm thức đó mà ta thấy : kiểm soát hơi thở được thì kiểm soát được tâm thức. Chăn hơi thở chẳng khác nào chăn dắt cái tâm thức của mình. Hơi thở nó còn cái độc lập mà, nên mỗi lần quên là nó lại bay nhảy lại lung tung và loạn xạ, chả khác nào tâm thức và ý nghĩ mà người xưa ví là “tâm viên – ý mã”.

    Tam độc : tham lam, sân hận, si mê; cái nào con người cũng có thể kiểm soát được với một tâm thức bình tĩnh, can đảm và sáng suốt. Nên đó là điều Emmet Fox muốn nói đến chăng : “Cách tốt nhất để chuẩn bị cho ngày mai là làm cho tâm thức của bạn ngày hôm nay được hài hoà và trầm lặng. Và rồi mọi sự lành sẽ theo sau đó” ? Ba thứ độc đó thì “sân hận” là ta cảm thấy rõ rệt nhất trong hơi thở của mình, mặt bừng bừng nóng, tâm thức như núi lửa trào phun nên cơn giận được ví như lửa đỏ, “sân hận” là “sân hoả” quả không sai :
    “Ngụt ngụt ngùn ngùn lửa bốc lên
    Bừng bừng cuồn cuộn khắp trăm miền”
    Vậy đó phải kiểm soát tâm thức sao cho nó “hài hoà và trầm lặng” thôi, nếu không thì chưa kể đến mặt tâm linh thì cơ thể cũng đã nguy tai rồi, nói chi là “mọi sự lành sẽ theo sau đó” nữa ! Không phải sao khi giận thì cơn cao huyết áp nó dễ đến, não bộ dễ mất kiểm soát việc hô hấp do có luồng thần kinh cảm xúc tác động nên ta gần như ngộp thở, thở hổn hển… mệt đến chết được ! “Giận quá mất khôn” nên hẳn sẽ đi trái với đường lối của Thiên Chúa, đi trái đường thì làm sao mà gặp được Chúa đây ? Cho nên Thánh Tông Đồ nhắc nhở ta luôn nhớ khoan giận đó : “Anh em thân mến của tôi, anh em nên biết rằng : mỗi người phải mau nghe, chớ vội nói và khoan giận, vì khi nóng giận con người không thực thi đường lối công chính của Thiên Chúa” (Gc 1, 19-20).

    Lời đó không hồ đồ đâu, chớ có ai nghĩ rằng : ta rất sáng suốt, ta giận nhưng ta sẽ luôn nhớ đên đường lối của Thiên Chúa, do vậy lời đó thừa với ta. Bời vì đầu óc ta khi phải bận suy nghĩ về điều này thì không thể cùng lúc nghĩ về điều khác. Hai cánh tay nếu ta cố tình điều khiển thì sẽ không bao giờ cùng lúc vẽ được một hình vuông và hình tròn, nó chỉ thực hiện được khi đã luyện tập đưa nó thành một thói quen trong vô thức mà thôi. Đầu óc càng bao nhảy rối rắm bao nhiêu thì cảnh giới vô thức càng khó đạt được, phải chăng vì vậy mà những nhân vật thông minh tuyệt đỉnh, có đầu óc nhanh nhạy như Hoàng Dung, Dương Quá lại không thể lĩnh hội và thuần thụ “Song Thủ Hỗ Bác” của Chu Bá Thông chăng ? Cho nên ta mới kết hợp lại : muốn kiểm soát cơn giận thì hãy để tâm trí vào một điều khác, tận dụng ngay cái bản thân luôn có là hơi thở và quan sát nó ngay lập tức để kiểm soát cơn giận đang ập đến. Vừa thở và quan sát từng hơi ra, hơi vào, mạnh, nhẹ, ngắn dài ra sao ta sẽ chóng quên cơn giận dữ, nhờ đó mà tâm trí tĩnh lặng và an nhàn. Nhưng đến đây ta chỉ mới gọi là “bước đến cửa” thôi, chớ chưa gặp được Chúa đâu !


    (còn tiếp)

    Các chủ đề tương tự trong chuyên mục này:



  2. 6 thành viên đã cảm ơn Jade vì bài viết này:

    3T_thanhtuyen (22-07-2011),binhminh_gh (04-08-2013),Duy Nguyen (05-08-2013),hoamaudon (21-07-2011),JB. Sĩ Trọng (08-08-2013),TerexaThuyDuong (05-08-2013)

+ Trả Lời Ðề Tài

Quyền viết bài

  • Bạn không thể gửi chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi file đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài viết của mình