Trích:
.Về mặt tôn giáo, đời Chúa Giê-su có ba đảng phái lớn : Pha-ri-siêu, Sa-đu-kêu và E-xê-ni. Về mặt chính trị, người Do-thái có hai đảng : Xê-lo-tê và Hê-ro-đê.
Phái Pha-ri-siêu.
Có lẽ phái này thành lập từ hồi dân Do-thái bị lưu đầy. Trong cảnh lầm than đau khổ, nhiều người nhận thấy nguyên nhân tai nạn là tại người ta bỏ Thiên Chúa. Những người tự biết giác ngộ mình như thế quyết tâm ăn ở trung thành với Thiên Chúa, sống cuộc đời đạo đức hơn. Vì thế dân chúng gọi Pha-ri-siêu là người “Biệt phái” (bởi peru-shin nghĩa là người đã khu biệt). Ban đầu những người này chưa họp thành đoàn thể và chỉ theo đuổi mục đích tôn giáo. Về sau sự tham tàn độc ác của đế quốc Sy-ria đã khiến họ làm chính trị. Từ đó học tổ chức thành đảng phái với mục đích bài ngoại và giúp nhà Ma-ca-bê-ô khôi phục nền độc lập. Nhưng về sau, Hê-ro-đê lên cầm quyền, đảng này không phò vua, cũng không làm chính trị. Họ trở về đường cũ, nguyên lo việc tôn giáo.
Người Pha-ri-siêu quý trọng Thánh Kinh và tục truyền. Đáng tiếc, nhiều khi họ coi Tục truyền hơn Thánh Kinh ! Dựa vào Tục lệ họ bắt người ta giữ những điều rất tỷ mỷ. Họ tin linh hồn bất tử, xác kẻ lành sẽ sống lại và nhận có Thiên Chúa quan phòng.
Người Pha-ri-siêu mắc phải tính giả hình đạo đức, kiêu căng ghen tỵ và hay thù oán. Chúa Giê-su đã nhiều lần mắng trách họ nặng lời. Họ rất căm giận Ngài.
Tuy nhiên ta phải nhận rằng : đảng Pha-ri-siêu đã giúp ích cho dân Do-thái rất nhiều. Dầu họ có lắm nết hư, lắm tin tưởng sai lầm, nhưng xét chung cũng nhờ họ một phần lớn, đạo Do-thái mới tồn tại vững bền. Chúa Giê-su vì thế đã công kích việc làm của họ, nhưng dạy người ta cứ nghe theo lời họ khuyên răn (Mt XXIII, 12).
Trong đảng Pha-ri-siêu có một số người chuyên môn học đạo rất thông tức bọn Luật sĩ hay Thông giáo. Bọn này chia làm ba giai cấp : trên cùng là những người thông minh,có văn bằng đạo luật. Họ được công chúng xưng là Thày và có quyền xét xử những nố kiện thường thức. Cấp thứ hai là những bậc thân hữu, hạng người tài học tuy cao nhưng chưa có bằng sắc. Bọn này ở những tỉnh thành nhỏ, được quyền giảng đạo và xét xử những nố vi cảnh. Cấp thứ ba là những người học lực dưới bậc trung đẳng gọi là sinh đồ (1).
Phái Sa-đu-kêu.
68.Sa-đu-kêu bởi tiếng Sadoc, tên một quý tộc đã giữ chức thượng tế từ lâu đời (3 Reg. II, 35). Các người trong đảng hầu hết tuyển ở hàng tư tế thượng cấp (Act. V, 17).
Người Sa-đu-kêu họp thành đảng phái từ hồi Ba-tư thuộc. Vận mệnh của đảng đã trải qua nhiều phen suy thịnh. Đời La-mã đô hộ, đảng Sa-đu-kêu có thế lực rất mạnh về tôn giáo và chính trị. Về tôn giáo, khác xa với đảng Pha-ri-siêu, họ khinh thị tục truyền. Người Pha-ri-siêu tin có Thiên Chúa quan phòng, linh hồn bất tử, người chết sống lại… Những tin tưởng ấy, người Sa-đu-kêu lắc đầu từ chối. Giữa hai đảng vẫn có sự bất bình. Không nguyên về mặt tôn giáo, cả về chính trị, hai đảng cũng chia rẽ. Người Pha-ri-siêu càng nhiệt thành với nền tự chủ bao nhiêu, bọn Sa-đu-kêu càng thờ ơ lãnh đạm bấy nhiêu. Chiếm được địa vị cao quí dưới sự che chở của nước đô hộ, họ không thiết lập gì đến độc lập.
Chính phủ La-mã dành cho đảng này nhiều ghế trong hội đồng Cộng Tọa để chia rẽ người Do-thái. Ban Trưởng tế và Kỳ lão hầu hết là người đảng Sa-đu-kêu.
Phái Ê-xê-ni.
69.Đảng này Phúc Âm không nói đến; nhưng là một đảng phái quan trọng trong lịch sử Do-thái đời Chúa Giê-su.
Gọi là E-xê-ni có lẽ vì họ tự xưng là người thánh thiện trinh khiết, hoặc vì họ nhiệm nhặt giữ sự yên lặng. Không ai biết rõ đảng này thành lập tự bao giờ và ở đâu.
Về lý thuyết, họ nhận Ngũ kinh ông Mai-sen và theo triết lý Py-tha-go-ra tin linh hồn tiên hữu (préexistence de I’àme), nhưng không tin xác loài người sẽ sống lại. Trong hành vi, họ còn câu nệ giữ cổ truyền hơn bọn Pha-ri-siêu nhất là trong việc tắm gội.
Cách tổ chức của phái này gần giống các dòng tu công giáo : ai muốn nhập phái phải chịu thử hai kỳ: kỳ trước một năm, kỳ sau hai năm. Ai thật có chí tu mới được nhận hẳn.
Ngày được nhận, phải thề buộc giữ trọn luật phép của phái, giữ bí mật các tục lệ và mệnh lệnh thượng cấp. Sau khi đã nhập phái phải ở độc thân, để chung tài sản và phục tùng bề trên.
Theo sử gia Phi-lô và Gio-xê-phô Fla-viô, đời Chúa Giê-su số người E-xê-ni có tới 4 nghìn.
Phái Xê-lô-tê.
Phái Xê-lô-tê là một phái chính trị mục đích khôi phục nền tự chủ. Họ cho phàm phương tiện nào giúp ích cho mục đích đó đều là chính đáng, như làm cách mệnh, sát hại những người thờ ơ, phản động v.v… Phái này do ông Giu-đa người xứ Gau-la-ni-ti-đê lập ra năm 6, 7 sau kỷ nguyên. Ông và nhiều người không chịu nộp thuế cho La-mã và cố tình bài ngoại, nên đã bị tử hình (Act. V, 37). Cuộc khởi loạn năm 66 đã đem nước Do-thái đến kiếp diệt vong (năm 70) cũng là do bọn họ.
Phái Hê-ro-đê.
Phái Hê-ro-đê là bọn nịnh thần, phó tá nhà Hê-ro-đê, nhất là dưới triều An-ti-pa. Vì là hạng người ích kỷ cầu vinh, nên dân chúng đem lòng oán ghét. Số đảng viên ít ỏi và không có ảnh hưởng là bao. Phúc Âm chỉ có ba lần nhắc đến bọn họ (Mc III, 6; XII. 13; Mt XXII, 16).
Về